A

A
Searching...
Tuesday, September 5, 2017

Cách vệ sinh tháp giải nhiệt

8:57:00 PM

Vì sao cần thường xuyên vệ sinh tháp giải nhiệt nước công nghiệp? Chúng ta cần vệ sinh những bộ phận nào của tháp giải nhiệt để giúp thiết bị luôn sạch sẽ, làm việc tốt? Sau đây là một số thông tin cơ bản mà người dùng nên tham khảo để biết cách bảo dưỡng, làm sạch đúng chuẩn cho tháp làm mát nước.

Tháp giải nhiệt bằng nước là một hệ thống hở, hoạt động bằng cách trích nhiệt từ nước đưa ra ngoài khí quyển nên nước trong tháp có thể tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài. Nước được sử dụng trong hệ thống thường không được xử lý làm mềm nước nên trong nước thường có kết tủa CaCO3, MgCO3,… Những cặn bẩn này có tính chất tương tự đá vôi, dễ bám quanh đường ống giải nhiệt, tấm đệm, khung tháp và làm giảm diện tích bề mặt làm việc, giảm độ dẫn nhiệt, gây tốn hao nhiều năng lượng,… và khiến thiết bị hoạt động kém hiệu quả.
Ngoài ra, vi sinh vật cũng có thể xâm nhập vào hệ thống tháp hạ nhiệt nước thông qua quá trình bổ sung nước và không khí vào tháp. Các loại vi sinh vật phát triển trong hệ thống nước làm mát thường là vi khuẩn, nấm, tảo,… Rong rêu trong tháp sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn phát triển, khiến thành tháp bị ăn mòn cục bộ, dễ tắc nghẽn đường ống dẫn nước. Bên cạnh đó, nấm sẽ khiến nước làm mát có mùi hôi còn vi khuẩn sản xuất ra axit hữu cơ gây ăn mòn, rỗ bề mặt trao đổi nhiệt của tháp.
Do đó, người dùng cần phải thực hiện xử lý nước và vệ sinh tháp giải nhiệt nước thường xuyên để giúp thiết bị luôn làm việc tốt, hoạt động bền bỉ, ổn định cùng thời gian.
Kỹ thuật vệ sinh tháp giải nhiệt

Các hạng mục cần thực hiện khi vệ sinh tháp giải nhiệt

Tẩy rửa cáu cặn trong hệ thống: khi thực hiện đổ hóa chất tẩy rửa cặn bẩn, kỹ thuật viên cần giữ lại một lượng nước trong tháp để hòa trộn dung dịch vệ sinh. Sau khi chắc chắn nồng độ hóa chất đã đều và an toàn, bạn chỉ cần mở các van cần thiết trên tháp và đường ống rồi bật bơm nước để hóa chất chạy tuần hoàn, giúp làm sạch cặn bẩn kết tủa và bụi bẩn trong hệ thống. Khi đổ hóa chất, người dùng cần tuân thủ các quy định an toàn lao động để tránh bị bỏng hoặc tràn hóa chất gây hư hại cho thiết bị.
Xả hóa chất trong tháp hạ nhiệt: sau khi hóa chất chạy trong tháp đã đến ngưỡng thời gian nhất định, người dùng cần xả nước có lẫn hóa chất tẩy rửa ra khỏi hệ thống. Đồng thời, bạn phải trung hòa hóa chất trước khi xả ra ngoài để không làm ảnh hưởng tới môi trường bên ngoài. Tiếp đó, người dùng nên thay nước và cho hệ thống tháp giải nhiệt Tashin hoặc tháp hạ nhiệt nước Liang Chi chạy tuần hoàn liên tục, lấy mẫu nước và thử độ PH bằng quỳ tím, khi nào đạt độ trung tính (xử lý hết hóa chất) là đạt yêu cầu.
Sử dụng hóa chất diệt rong rêu: bạn có thể sử dụng hóa chất diệt rong tảo để ngăn cản sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn, nấm, rêu trong tháp hiệu quả. Các hỗn hợp hóa chất này sẽ tạo ra một lớp màng mỏng, ngăn chặn sự kết bám, đóng rễ của rong, tảo, vi sinh vật lên đường ống dẫn nước hay thành tháp giải nhiệt cooling tower. Ngoài ra, người dùng còn có thể sử dụng đèn cực tím UV để tiêu diệt vi khuẩn trong hệ thống tháp làm mát nước.
Vệ sinh các ống phân phối nước: kỹ thuật viên cần tuân thủ theo quy trình sau: tháo dời các tấm tản nhiệt và ống phân nước để xịt rửa, vệ sinh thật sạch rong rêu và bụi bẩn trên ống dẫn. Sau khi vệ sinh xong, người dùng cần lắp lại hệ thống ống như ban đầu.
Vệ sinh các linh kiện, vỏ máy: người dùng nên chú ý làm sạch các phụ kiện tháp giải nhiệt nước như cánh quạt, lưới bảo vệ và cả thân tháp, vỏ tháp,… khỏi bụi bẩn, rêu mốc. Điều này sẽ giúp thiết bị hoạt động tốt và có tuổi thọ cao.
Chỉ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn vệ sinh tháp giải nhiệt nước trên đây, quý khách có thể giúp cho thiết bị luôn hoạt động tốt, ổn định và bền bỉ cùng thời gian. Mọi câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0912 370 282 để nghe nhân viên chăm sóc khách hàng của điện máy Yên Phát hỗ trợ kịp thời.
Tham khảo bài viết liên quan:

0 nhận xét:

Post a Comment