A

A
Searching...
Wednesday, August 3, 2016

Cách chọn mua máy bộ đàm cầm tay

7:23:00 PM
Trước tiên khi mua máy bộ đàm quý khách cần phải xác định nhu cầu, vị trí sử dụng bộ đàm rồi sau đó tham khảo trước các loại máy bộ đàm. Nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hôm nay công ty Yên Phát sẽ hướng dẫn cách chọn máy bộ đàm cầm tay:
- Nếu quý khách hàng muốn kết nối cùng bộ đàm sẵn có thì cần lưu ý loại bộ đàm mình đang sử dụng để các đơn vị bán hàng cung cấp dòng bộ đàm tương thích.
- Hướng dẫn sử dụng máy bộ đàm đúng cách.
- Khoảng cách cần liên lạc tại nơi sử dụng máy bộ đàm.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng máy bộ đàm.
- Các thông tin quý khách hàng cần lưu ý thêm:

1. Chọn Nhãn hiệu và nơi mua:

Các thương hiệu máy bộ đàm nổi tiếng

+ Máy bộ đàm Kenwood, Icom, Motorola là các nhãn hiệu có tên tuổi trên thế giới và ngày càng chiếm thị phần lớn tại Việt Nam nhờ chất lượng tốt, bền.
+ Quý khách hàng cần xem xét kỹ khả năng cung cấp và chất lượng hàng hóa cũng như giá thành của các đơn vị mà mình đang quan tâm và có nhu cầu mua máy.
Yên Phát là một trong những công ty tại Hà Nội chuyên phân phối các loại máy bộ đàm chính hãng, bền nhất. Quý khách có nhu cầu liên hệ tới số Hotline 0985 6263 07 hoặc 0972 882 886.

2. Lựa chọn băng tần sử dụng cho bộ đàm.

- Máy bộ đàm cầm tay có 2 loại băng tần khác nhau: VHF (tần số 136-174MHz) và UHF (tần số 400-470MHz).
- Chú ý nếu bạn mua thêm để dùng chung với số máy đang có sẵn thì bạn cần biết các máy đang sử dụng là băng tần nào (VHF/UHF), tần số là bao nhiêu và model là gì để chọn mua máy mới có thể dùng chung được với hệ thống cũ.
- Nếu đây là lần đầu tiên mua may bo dam và chỉ dùng chúng với nhau thì bạn có thể chọn băng tần VHF hoặc UHF tùy theo các điểm vị trí địa hình sử dụng để liên lạc được xa nhất và tốt nhất theo tiêu chí sau:
   + Nếu là khu vực trống trải, ít có vật cản giữa các máy bộ đàm: Nên chọn VHF.
   + Nếu trong nhà cao tầng, nhiều công trình xây dựng trong thành phố: Nên chọn UHF.
   + Khả năng được cấp phép sử dụng tần số cho vùng bạn sử dụng bộ đàm.


Chú ý:
- Khoảng cách liên lạc tối đa giữa hai máy cầm tay từ 2 người đứng trên mặt đất ở ngoài trời, nơi trống trải khoảng 3Km, trong thành phố không quá 2km. Trong các tòa nhà cao tầng, nơi các công trình kiến trúc được xây dựng với mật độ dầy thì cự ly sẽ ngắn hơn đáng kể.
- Các máy cầm tay có thể liên lạc với trung tâm của mình cự ly xa hơn nhiều so với cự ly giữa 2 máy cầm tay nếu máy tại trung tâm là loại cố định/ lưu động có công suất lớn và có Anten đặt trên cột cao (càng cao liên lạc càng xa).Để tăng cự ly liên lạc giữa các máy cầm tay hay máy lưu động với nhau có thể dùng Bộ lặp (có anten lắp ở vị trí cao).

3. Lựa chọn tính năng.

- Công suất phát RF. Máy cầm tay thường có công suất 4-5 W, có một số loại có công suất 5,5W hay đến 7W. Công suất cao giúp tăng cự ly liên lạc.
- Công suất âm thanh. Cần công suất lớn nếu bạn hay dùng máy ở môi trường ồn ào.
- Các tính năng bảo vệ, an toàn: Kết cấu vững chắc theo tiêu chuẩn Quân đội Mỹ (MIL-STD810), chống nước xâm nhập (chuẩn IPXX), phòng nổ (dùng trong khu vực dễ cháy nổ)…
- Có mạch mã hóa và giải mã CTCSS, DTCS. Giúp tránh nghe các cuộc liên lạc không cần thiết khi có nhiều nhóm người dùng sử dụng chung 1 kênh tần số.
- Chức năng kích phát bằng giọng nói (VOX) giúp hoạt động rảnh tay.
- Khả năng nhập tần số từ bàn phím của máy: rất tiện lợi thường có ở các dòng máy phổ thông, đôi khi tính năng này lại làm người dùng vô tình làm sai tần số của kênh đã đặt làm cho máy không liên lạc được với các máy khác.
- Khả năng bảo mật thông tin. Máy ICOM có nhiều loại có nhiều cấp bảo mật khác nhau (Voice Screamler, AES/DES…).- Máy gọn nhẹ.


4. Lựa chọn dòng máy.

- Tùy theo khả năng tài chính và nhu cầu công việc bạn chọn loại bộ đàm cho phù hợp với mục đích của mình. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bộ đàm. Nhưng tập chung lại có 3 hãng bộ đàm chính là bộ đàm Kenwood, máy bộ đàm Icom và Bộ đàm Motorola, còn lại các loại khác thì thương hiệu không bằng nhưng đổi lại giá thanh hợp lý.
   + Nếu bạn sử dụng cho công trường xây dựng, bảo vệ thì bạn lên chọn loại Kenwood hoặc Icom và loại không bàn phím, các dòng này thì khả năng chống va đập rất tốt, là loại nồi đồng cối đá có thể va trạm được.
   + Nếu sử dụng cho nhà hàng bảo vệ, khu công nghiệp thì dùng Icom
   + Nếu sử dụng trong môi trường tránh hỏa hoạn, cháy nổ hoặc thậm chí dưới nước thì chọn Motorola hoặc Icom
Lưu ý:
Các nhu cầu đặc biệt như dùng Bộ lặp để tăng cự ly liên lạc, dùng các hệ thống trung kế để tăng cự ly và dùng kênh hiệu quả với một hệ thống nhiều kênh cho nhiều người dùng, hệ thống kỹ thuật số IDAS, P25… xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

0 nhận xét:

Post a Comment